Một trong những cách học tiếng Anh mình cảm thấy hữu hiệu nhất là sử dụng trực tiếp authentic materials, nghĩa là những bài viết, audio, video,… do 100% người bản xứ viết/ nói một cách tự nhiên để phục vụ nhu cầu giao tiếp cụ thể.

Ví dụ:

Muốn học từ vựng về chủ đề Travel thì ta có thể xem các video từ Travel Vlogger US – UK thay vì chỉ chăm chăm học trong sách giáo khoa những từ được ‘prescribe’ sẵn

Một số bạn có thể thắc mắc, vậy thì học từ các bộ sách giáo trình tiếng Anh được xuất bản bởi Cambridge, Pearson,… thì cũng được xem là authentic rồi, vì cũng do người bản xứ viết ra? Câu trả lời là chưa chắc, vì bản chất sách giáo trình được viết ra để phục vụ dạy tiếng Anh cho người nói ngôn ngữ khác. Vì vậy, một số đoạn conversation/ nội dung trong sách sẽ được dựng, viết có chủ ý để lồng ghép được target language (như grammar, vocabulary), thiếu tính tự nhiên.

Ví dụ:

Một đoạn hội thoại trong sách:

A: Hello, sir. What would you like to order?

B: I would like to have a croissant and a cup of coffee.

Trong thực tế giao tiếp, người trả lời thường trả lời nhanh luôn:

A: Hello, sir. What would you like to order?

B: A croissant and a cup of coffee, please. (cách trả lời này gọi là ellipsis – giản lược để tránh lặp từ và dài dòng không cần thiết)

Tất nhiên sách giáo trình chuẩn sẽ không bao giờ dạy bạn sai và luôn là cơ sở để bắt đọc học ngôn ngữ. Mình không nói là bỏ qua học trong sách, mà là cần dùng song song tài liệu giao tiếp thực tế để tránh máy móc và “hòa nhập” vào ngữ cảnh thực tế tốt hơn.

Ngoài ngữ pháp, từ vựng thì còn câu chuyện accent (giọng địa phương), slang (tiếng lóng), dialect (từ địa phương), jargon (biệt ngữ), idioms (thành ngữ địa phương) nữa. Một giáo trình Anh – Anh hay Anh -Mỹ chắc chắn không thể cung cấp cho bạn hết tất cả. Tiếng Anh có hàng trăm variety (chủng loại) toàn cầu.

Chẳng hạn giọng Irish English – mình có cơ hội được trải nghiệm trong 1 năm qua – được đánh giá là khó nghe hàng đầu. Nếu master giọng BBC thì cũng không ăn thua gì. Khi làm việc ở International House Dublin, mình có biết một bạn đồng nghiệp người Trung. Một lần khi bạn hỏi bác tài xế Irish, bác trả lời lại nhưng bạn vẫn không hiểu và phải “Sorry” để bác nhắc lại mấy lần. Ngồi kế bên, mình cảm nhận bạn cũng không hiểu hết 100% vì sau đó bạn cũng không phản hồi thêm và im lặng. Trong khi đó, mình đã hiểu hết từng câu ngay khi bác ấy nói lần đầu tiên, nhưng chỉ nhắc nhỏ vs bạn người Trung chứ không chen ngang vào cuộc hội thoại của họ. Nhớ lại, mới lần đầu qua Ireland, mình cũng bị chất giọng đặc sệt đó làm câm nín.

Thật sự môi trường đóng vai trò rất quan trọng để một người học hay thụ đắc ngôn ngữ. Nhưng nếu không có môi trường ngoài đời thật, thì tại sao ta không tận dụng virtual world (thế giới mạng)?

– Hòa mình vào phong cảnh, chia sẻ của người nói trong video

– Giao tiếp như nhân vật ở trong phim

– Nghe concert và live music từ ca sĩ của họ

– Đọc báo viết bởi các nhà báo chuyên nghiệp mà bản thân người dân nước họ cũng đọc hàng ngày.

Đừng tạo khoảng cách giữa mình là một L2 learner (người học TA như ngôn ngữ thứ 2) và native speaker (người bản xứ). Họ nghe gì, nói gì, đọc gì, về chủ đề gì, mình có thể nương theo, từ đó khi va chạm thật, bạn sẽ cảm thấy những gì mình học đều chính xác.

Gợi ý một số trang báo online:

National Geographic

https://www.nationalgeographic.com/

Quartz

https://qz.com/

Havard Business Review

https://hbr.org/

The New York Times

The Guardian

https://www.theguardian.com/international

The Mirror

https://www.mirror.co.uk/

Irish News

https://www.irishnews.com/

The Independent

https://www.independent.co.uk/

Về Radio, bạn hãy cài đặt trên điện thoại ít nhất một app Radio US, UK hoặc Australia để luyện nghe về chủ đề ngẫu nhiên.

Một số kênh Youtube bổ ích:

National Geographic

https://www.youtube.com/user/nationalgeographic

Rick Steves’ Europe

https://www.youtube.com/channel/UCchgIh8Tc4sTmBfnMQ5pDdg

Vagabrothers

https://www.youtube.com/@vagabrothers

OWN

https://www.youtube.com/@OWN

Harvard Business School

https://www.youtube.com/@HarvardHBS

Steve TV Show

https://www.youtube.com/@SteveTVShow

The EllenShow

https://www.youtube.com/@TheEllenShow

TED

https://www.youtube.com/@TED

(Còn nữa)

Lưu ý level nghe được những kênh trên từ Intermediate trở lên bạn nhé. Còn thấp hơn bạn hãy học vững trong sách trước, hoặc hỏi thầy/ cô của mình gợi ý các nguồn phù hợp trình độ hơn.